Thăng chức và tham chính William IV của Anh

William trong bộ đồng phục, vẽ bởi Sir Martin Archer Shee, c.1800

Vị công tước vừa được phong thôi không hoạt động trong hải quân hoàng gia vào năm 1790.[19] Khi Anh tuyên chiến với Pháp năm 1793, ông mong muốn phục vụ đất nước và chờ đội lệnh nhập ngũ, nhưng không được lên tàu, có lẽ lý do ban đầu là vì ông bị gãy tay sau khi ngã từ cầu thang sau một cơn say rượu, nhưng sau đó là vì ông có một bài phát biểu trước Thượng viện với nội dung phản đối chiến tranh.[20] Năm sau, ông đã nói về lợi ích của cuộc chiến, hi vọng sẽ được tham chiến sau khi thay đổi quan điểm, nhưng điều đó không đến. Đô đốc thậm chí không hồi đáp lại đề nghị của ông.[21] Ông không từ bỏ hi vọng được bổ nhiệm trở lại. Năm 1798 ông được bổ nhiệm là đô đốc, nhưng hoàn toàn chỉ là trên danh nghĩa.[22] Mặc dù liên tục kiến nghị, ông không bao giờ được gọi lại quân ngũ trong suốt thời gian diễn ra Các cuộc chiến tranh của Napoleon.[23] Năm 1811, ông được bổ nhiệm vào một vị trí danh dự là Đô đốc hạm đội. Năm 1813, ông có thể đến gần một cuộc chiến đấu thực sự, khi ông đến úy lạo quân đội Anh đang tham chiến ở Vùng đất thấp. Khi ông đang quan sát cuộc oanh tạc ở Antwerp từ một tháp chuông nhà thờ, một viên đạn đã bắn xuyên qua áo choàng của ông.[24]

Thay vì phục vụ trên biển, ông dành thời gian ở Thượng viện, những bài phát ngôn của ông chống đối việc bãi bỏ chế độ nô lệ, mặc dù chế độ này không tồn tại ở Anh nhưng vẫn còn ở các thuộc địa Anh. Sự tự do sẽ làm những người nô lệ it tốt hơn, ông lập luận. Ông đi nhiều nơi và, trong mắt ông, mức sống của những người tự do ở Cao nguyên và vùng đảo cuủa Scotland tồi tệ hơn so với những người nô lệ ở Tây Ấn.[25] Kinh nghiệm của ông ở Tây Ấn khiến cho ý kiến của ông có trọng lượng, trong các cuộc tranh luận chỉ với một số những đương thời.[26] Một số khác nghĩ rằng "thật sửng sốt khi một người còn quá trẻ, không dưới ảnh hưởng của sở thích, có thái độ đứng đắn trong việc tiếp tục buôn bán nô lệ".[27] Trong bài phát biểu tại Thượng viện, Công tước lăng mạ William Wilberforce, người đứng đầu phe bãi nô, nói: "những người đề xuất bãi bỏ (nô lệ) là cuồng tín hoặc là đạo đức giả, và tôi coi ông Wilberforce là một trong số đó".[28] Với những vấn đề khác, ông thiên về tự do hơn, chẳng hạn như ông ủng hộ việc bãi bỏ các luật hình sự chống lại những người bất đồng với đạo Cơ đốc.[29] Ông cũng chống đối những nỗ lực nhằm cấm không cho người ngoại tình được tái hôn.[30]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: William IV của Anh http://www.oxforddnb.com/view/article/29451 http://users.uniserve.com/~canyon/christenings.htm... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p071467475 //dx.doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F29451 http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... http://www.telegraph.co.uk/women/mother-tongue/fam... http://www.timesonline.co.uk/tol/news/politics/art... https://books.google.com/books?id=glw-AQAAIAAJ https://books.google.com/books?id=uhYMAAAAYAAJ&pri...